KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ NĂM HỌC 2020-2021

Tháng Chín 9, 2020 9:46 sáng

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định về công tác y tế trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;

 

PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH MINH TÂN          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNGNĂM HỌC 2020-2021

 

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định về công tác y tế trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;

Thực hiện công văn số 1680/BHXH-QLT ngày 27 tháng 8 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện BHYT HSSV năm học 2020-2021;

Căn cứ Công văn số 777/HD-YTHĐ ngày 31 tháng 7 năm 2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ y tế trường học năm học 2020-2021;

Căn cứ vào tình hình thực tế công tác y tế trường học, nhằm tạo điều kiện cho học sinh có sức khỏe tốt để học tập và tham gia các phong trào của nhà trường, bộ phận y tế trường xây dựng kế hoạch với những nội dung cụ thể như sau:

  1. Đặc điểm tình hình:
  2. Đặc điểm chung của nhà trường:

– Năm học 2020-2021 với tổng số — em học sinh/12 lớp.

Trong đó:

+ Khối 1: 85em/3 lớp

+ Khối 2: 83 em/2 lớp

+ Khối 3: 96 em/ 3 lớp

+ Khối 4: 49em/ 2 lớp

+ Khối 5: 61em/ 2 lớp

– Tổng số học sinh : 374 em

– Tổng số CB, GV, NV: 22 đồng chí.

  1. Thuận lợi:

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh với sự đoàn kết nổ lực phấn đấu không ngừng của tập thể CB- GV- NV trong trường qua nhiều năm học.

  1. Khó khăn:

– Một số em học sinh chưa mạnh dạn, còn rụt rè, che dấu khi có bệnh.

– Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề nông. Do đời sống của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của con em.

– Phụ huynh chưa có thói quen quan tâm đến việc khám sức khỏe định kì cho con em mình.

– Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước còn đang diễn biến phức tạp theo khuyến cáo của BYT dịch bệnh có thể lây lan trong cộng đồng và trong trường học cũng là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao

– Hiện tại Việt Nam chưa có vacxin điều trị đặc hiệu bệnh

  1. Những nhiệm vụ trong tâm:
  2. Triển khai công tác giám sát và phòng chống Covid-19 trong trường học
  3. Thường xuyên đeo khẩu trang và sử dụng dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ lây bệnh
  4. Đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên trước khi vào trường
  5. Xây dựng và lập kế hoạch hoạt động y tế trong năm học 2020-2021.
  6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động của bộ phận y tế trường học. Phối hợp với cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường triển khai thực hiện công tác y tế trường học.
  7. Thường trực sơ cứu và xử trí ban đầu cho học sinh tại trường. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra trong trường học (bệnh dịch Covid-19, sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Cúm, Sởi, Quai bị, Thuỷ đậu, ngộ độc thực phẩm…).
  8. Tổ chức giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, về giáo dục giới tính và kỹ năng sống. Phòng chống các bệnh học đường (nha học đường, cong vẹo cột sống, cận thị, mắt hột, suy dinh dưỡng, giun sán,….), tuyên truyền các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn và thương tích và các tệ nạn xã hội khác

– Phối hợp với y tế dự phòng để xử lý môi trường, chống các dịch bệnh (nếu có).

– Phối hợp với y tế trạm để theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, giáo viên.

– Phối hợp với TPT để kiểm tra vệ sinh trường, lớp.

  1. Tổ chức tham gia các hoạt động cứu trợ, bảo vệ môi trường, an toàn cuộc sống và công tác chữ thập đỏ.
  2. Tổ chức thực hiện công tác BHYT, nắm được tình hình sức khỏe, bệnh tật, sơ cứu kịp thời các trường hợp tai nạn, ốm đau của cán bộ viên chức, lao động hợp đồng và học sinh trong trường có sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên tại phòng y tế học đường.

III. Công tác y tế học đường:

  1. Tổ chức:

Nhà trường thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh năm học 2020-2021.

  1. Y tế trường học:

– Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định tai Quyết định số 4458/ 2003/ QĐ – BDGĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007.

– Thường xuyên tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) còn tổ chức giáo dục truyền thông phòng một số bệnh dịch như: sốt xuất huyết, các rối loạn do thiếu iod, bệnh tay chân miệng,…

– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% học sinh trong trường. Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh để đưa con em mình đến cơ sở y tế điều trị khi phát hiện ra bệnh.

– Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục  môi trường thường xuyên với nhiều hình thức, phấn đấu đạt từ 5 đến 6 tiêu chí chuẩn xây dựng trường “Xanh – sạch – đẹp”,

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Tiếp tục xây dựng và khắc phục những thiếu sót của những năm trước về cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố và hoàn thiện phòng y tế đảm bảo có 1 giường, chăn gối, tủ thuốc cấp cứu thông thường.

– Kết hợp với các tổ chức từ thiện, Ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục về hoạt động y tế.

– Nha học đường – chữ thập đỏ.

* Giải pháp:

– Học hỏi, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thực hiện tăng cường trang thiết bị cho phòng y tế.

– Phối hợp với nhân viên y tế trạm thực hiện kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho học sinh toàn trường.

– Ghi chép hồ sơ, sổ sách đầy đủ.

– Thực hiện phân loại bệnh sau khi khám chữa bệnh cho học sinh.

– Thường xuyên kiểm tra ca uống nước của học sinh, kiểm tra nước uống của học sinh.

  1. Công tác nha học đường:

– Giáo dục vệ sinh răng miệng,

– Kết hợp với đoàn khám sức khỏe tổ chức khám và hướng dẫn cho học sinh điều trị tại các chuyên khoa nha.

– Tổ chức tuyên truyền những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc răng miệng cho đối tượng là phụ huynh học sinh để có sự phối hợp tốt trong giáo dục vệ sinh răng miệng cho học sinh có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ sâu răng, nha chu ở học đường.

– Xây dựng kế hoạch khám và điều trị răng cho học sinh.

* Giải pháp:

– Tiếp tục thực hiện giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ được lồng ghép trong các hoạt động, mọi lúc mọi nơi.

– Trang bị bàn chải đánh răng cho trẻ đầy đủ, phù hợp lứa tuổi.

– Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, súc miệng, chải răng sau khi ăn.

– Phối hợp với trạm y tế khám răng cho trẻ theo định kỳ, thông báo kết quả khám về cho phụ huynh, khuyến khích cho trẻ đi điều trị.

– Tuyên truyền, giáo dục cho trẻ và phụ huynh về cách phòng ngừa, cách điều trị sâu răng kịp thời và các tác hại của bệnh sâu răng đối với lứa tuổi qua các tài liệu, tranh ảnh, trao đổi trực tiếp…

  1. Công tác chữ thập đỏ:

– Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức chi hội Chữ thập Đỏ trong trường học. Phối hợp với Chi hội khuyến học hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

– Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo v.v..

  1. Công tác bảo hiểm học sinh:

– Thực hiện theo công văn về việc hướng dẫn thực hiện BHYT cho học sinh năm học 2020-2021.

– Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hiểm học sinh, tổ chức tuyên truyền để học sinh tự nguyện tham gia BHYT góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học.

– Sử dụng hiệu quả nguồn thu phí BHYT để lại tại trường quản lý vào các mục sau:

* Mua sắm trang thiết bị, tuyên truyền dịch bệnh, vệ sinh trường học, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp cứu ban đầu, khám sức khỏe định kỳ…

* Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

* Sơ tổng kết và khen thưởng phong trào.

  1. Hoạt động giáo dục môi trường:

– Tiếp tục tuyên truyền về môi trường trong nhà trường. Tất cả các lớp đều xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí trường “Xanh – sạch – đẹp”.

– Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học.

– Trồng cây xanh tạo bóng mát, hoa cảnh, cây thuốc nam để làm tăng vẻ đẹp và màu sắc cho nhà trường.

– Quản lý, xử lý tốt rác thải. Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường sạch – đẹp, học sinh không xã rác bừa bãi.

– Nhà trường luôn giữ sạch đẹp ở cổng trường.

– Tổ chức các hoạt động thi đua về môi trường.

* Giải pháp:

– Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội và các giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra vệ sinh trường lớp, giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.

  1. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:

– Tổ chức tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường hàng năm.

– Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

III. Một số nội dung cụ thể của tiêu chí thi đua về y tế học đường

– Nhân viên y tế phụ trách xây dựng kế hoạch.

– Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ về y tế học đường (theo yêu cầu tối thiểu và phù hợp với hoàn cảnh, tính chất hành động của trường).

– Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ theo dõi sức khỏe cho 100% học sinh, phát triển nha học đường, đảm bảo an toàn cho học sinh, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt tháng hành động “Vệ sinh an toàn thực phẩm” tuần lễ “Nước sạch – vệ sinh môi trường”, phòng chống sốt xuất huyết.

– Chấp hành quy định chế độ hội họp, tập huấn, báo cáo.

  1. Tổ chức kiểm tra – thanh tra

– Tự kiểm tra nội bộ, đánh giá kết quả hoạt động y tế học đường.

– Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lớp học, vệ sinh phong quang, vệ sinh cá nhân thường xuyên…

  1. Kế hoạch cụ thể:
Tháng/ năm Nội dung công tác Người thực hiện
9/2020 – Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng- Đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên trước khi vào trường

– Xây dựng tủ thuốc và dụng cụ y tế để sơ cứu kip thời khi có tình huống đau ốm xảy ra với học sinh.

– Thành lập Ban sức khỏe trong trường học.

– Kiểm tra vệ sinh môi trường, lớp học.

– Tuyên truyền nội quy, quy định vệ sinh trường lớp

– NVYT- GV TPT

– GVCN

10/2020 -Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng- Đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên trước khi vào trường

– Kịp thời thăm khám và điều trị cho các trường hợp học sinh bị bệnh.

– Theo dõi kiểm tra vệ sinh trường, lớp, vệ sinh nước uống, các công trình vệ sinh.

– Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường như: Sâu răng, các bệnh về mắt…

– Đo chiều cao, cân nặng, HA, nhịp tim, thị lực học sinh lần 1.

– NVYT- GV TPT

– GVCN

11/2020 -Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng- Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.

– Cho học sinh dọn vệ sinh quanh trường phát quang bụi rậm tránh dịch bệnh.

– Tổ chức tuyên truyền phòng bệnh giun sán.

 

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 

12/2020

 

-Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng-Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng

– Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.

– Tuyên truyền phòng chống bệnh Sốt xuất huyết.

– Báo cáo năm 2020 về PGD.

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 

1/2021

 

– Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.-Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng

– Tuyên truyền ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, phòng bệnh đường tiêu hoá.

– Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường nhà trường sạch đẹp, học sinh không xả rác bừa bãi.

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 2/2021 -Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng- Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.

– Tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích.

– Hưởng ứng ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2.

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 3/2021 -Tuyên truyền công tác phòng chống Covid-19 trong trường học và cộng đồng- Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.

– Tổng vệ sinh trường lớp, khơi thông cống rãnh.

– Tuyên truyền học sinh không được tắm ao, hồ, sông suối tránh tai nạn đuối nước.

– Phối hợp với TYT xã khám sức khỏe định kỳ cho học sinh từ khối 1-5.

– Hửng ứng Ngày nước thế giới (22/3); Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường;

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 

4/2021

 

– Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.- Tuyên truyền giáo dục học sinh phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

– Đo chiều cao, cân nặng, HA, nhịp tim, thị lực học sinh lần 2.

– Hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo (07/4)

– NVYT- GV TPT

– GVCN

5/2021 – Thường trực sơ cấp cứu ban đầu.- Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Ngày thế giới không thuốc lá (31/5)

– Có kế hoạch cho học sinh tổng vệ sinh toàn trường trước khi về nghỉ hè.

– Tổng hợp báo cáo kết quả công tác năm 2021 về PGD

– NVYT- GV TPT

– GVCN

 

Trên đây là kế hoạch hoạt động y tế trường học của trường Tiểu học số 1 Hồng Thủy.Trong quá trình thực hiện cán Bộ y tế sẽ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Minh Tân, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

Hiệu trưởng                                                         Nhân viên y tế

 

 

Vũ Gia Tiếp