SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

Tháng Tám 23, 2019 5:37 chiều

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

  1. Nội dung:
  2. Tên hoạt động: HỘI THẢO VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN
  3. Mục đích: GV biết hướng dẫn học sinh thành lập HĐTQHS và tổ chức hoạt động có hiệu quả.
  4. Diễn biến:

– Thời gian từ: 14 giờ đến 17 giờ ngày 22 tháng 8 năm 2019

– Địa điểm: Tại trường Tiểu học Minh Tân

– Mô tả hoạt động:

+ Thành phần: Ban giám hiệu và toàn thể GV dạy môn cơ bản của 2 tổ chuyên môn: 13 đồng chí.

+ Phương tiện và điều kiện: máy tính kết nối mạng và tài liệu liên quan.

+ Trình tự hoạt động:

    Ban giám hiệu nhà trường tổ khối trao đổi chia sẻ về những cách làm để tổ chức và hoạt động của HĐTQHS đạt hiệu quả; về cách thành lập, và xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động…Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Những khó khăn vướng mắc…kiến nghị đề xuất với trường, Phòng…

   Cá nhân trình bày chia sẻ, trao đổi;

    Tổ trưởng chuyên môn cùng ban giám hiệu nhà trường thống nhất nội dung đã trao đổi để thực hiện có hiệu quả.

+Kết quả: Toàn thể GV tham gia đều nắm được cách hướng dẫn học sinh thành lập HĐTQHS và biết việc của từng Ban, xây dựng kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả.

+ Đánh giá:

*Ưu điểm: Hầu hết GV đều đạt được mục tiêu.

* Hạn chế: Một số giáo viên xây dựng nề nếp lớp học còn nhiều hạn chế.

+ Bài học kinh nghiệm:

– Thành lập Hội đồng tự quản học sinh:

Mô hình trường học mới theo hướng dân chủ hóa, hình thành năng lực  và phẩm chất cần thiết của học sinh, chuyển quan hệ giữa các học sinh sang quan hệ hợp tác học tập và sinh hoạt chủ yếu theo nhóm/ lớp, dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên, học sinh tự xây dựng kế hoạch, tự quản lý, điều hành sinh hoạt tập thể; Hướng tới phát huy tính chủ động, tự quản, sáng tạo, năng động, tự tin, hợp tác… của học sinh.

Tổ chức lớp học theo mô hình thì mọi vấn đề về quản lí lớp học là do Hội đồng quản học sinh thực hiện theo bộ máy tự quản như sau:

  1. Hội đồng tự quản: Mỗi lớp thành lập một Hội đồng tự quản có: Chủ tịch Hội đồng tự quản, các phó chủ tịch Hội đồng tự quản, các trưởng phó ban. Tùy điều kiện, nhu cầu từng lớp học, các ban của Hội đồng tự quản được thành lập cho phù hợp. Chẳng hạn: Đối với lớp ngồi học theo nhóm 4 học sinh, thì các ban được thành lập khoảng 4 ban và mỗi ban phụ trách một hay nhiều nhiệm vụ (Ban học tập, Thư viện- Văn nghệ – Thể thao; Ban quyền lợi – đối ngoại; Nề nếp- Lao động- Vệ sinh).
  2. Cách thành lập Hội đồng tự quản: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phụ huynh, học sinh tự thành lập Hội đồng tự quản, không do giáo viên áp đặt mà do học sinh tự ứng cử , đề cử, tập thể lớp bình bầu, luân phiên theo tháng hoặc học kỳ để nhiều học sinh được tham gia hoạt động tập thể. Tùy theo sở thích để mỗi học sinh được tự nguyện là một thành viên của một ban nào đó.
  3. Hoạt động của Hội đồng tự quản: Dưới sự cố vấn của giáo viên học sinh chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động học tập, sinh hoạt. Với sự dẫn dắt của giáo viên, phụ huynh và cộng đồng học sinh được rèn luyện năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động giáo dục, học tập; các phẩm chất tự giác, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, tự tin, tích cực và nhiều kỹ năng sống được rèn luyện trong hoạt động ở môi trường dân chủ, tự quản, thân thiện và mở rộng. Tạo điều kiện để các em học sinh có thể đề đạt với giáo viên hay nhà trường các ý kiến thu thập từ các bạn về hoạt động của trường, của lớp…
  4. Công cụ của Hội đồng tự quản: Bàn ghế được bố trí để học sinh ngồi học theo nhóm sao cho tương tác giữa giáo viên và học sinh ; học sinh với học sinh hợp lý, không quay lưng lên bảng. Để Hội đồng tự quản hoạt động được hiệu quả cần có các công cụ như: góc học tập, góc thư viện, góc môi trường, góc cộng đồng, góc sinh nhật; hộp thư vui, điều em muốn nói, sơ đồ cộng đồng, bảng theo dõi chuyên cần, bảng ghi danh…Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh hiểu được mục đích và ý nghĩa của các góc và công cụ của Hội đồng tự quản, tổ chức cho học sinh chủ động tổ chức cùng nhau tạo ra các góc, công cụ của Hội đồng tự quản với những tài liệu đồ dùng phong phú, thay đổi theo chủ đề học tập, tạo ra sản phẩm bằng những vật liệu rẻ tiền dễ kiếm, đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học, huy động sự giúp đỡ của cha mẹ và cộng đồng. Từng nhóm nhận nhiệm vụ tổ chức cho lớp tu bổ và bảo quản các góc, các công cụ phù hợp.

– Các nhóm học tập:

Đối với lớp học truyền thống, học sinh ngồi học theo hướng đối diện với giáo viên, cách ngồi này giúp giáo viên dễ dàng quan sát học sinh hơn nhưng lại làm cho học sinh ngồi học thụ động, khả năng phát triển năng lực của học sinh bị hạn chế do các em học sinh không được tự học mà chủ yếu ngồi nghe giảng và ghi chép. Lớp học theo mô hình kiểu mới, học sinh được ngồi theo nhóm, được làm việc với tài liệu và đặc biệt được tương tác với bạn có sự trợ giúp của giáo viên khi cần thiết nên phát huy tối đa khả năng tự học, phát triển năng lực học tập và các kĩ năng mềm rất hiệu quả. Học sinh có khả năng trình bày tự tin.

Tuy nhiên, đối với lớp học có sĩ số quá đông thì việc chia nhóm cần phải hết sức linh hoạt, bố trí chỗ ngồi theo nhóm hợp lí, có thể từ 4-6 học sinh/nhóm, gồm cả 3 đối tượng nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm có mặt thành viên của các ban. Giáo viên làm việc tới từng học sinh, quan tâm sát sao đến từng đối tượng, bao quát lớp gần gũi thân thiện với học sinh. Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho giáo viên có thể theo dõi, đánh giá hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi học sinh.  Phát huy tốt vai trò của các thành viên trong Hội đồng tự quản, đội ngũ nhóm trưởng trong các hoạt động. Thực hiện luân phiên thành viên Hội đồng tự quản và đội ngũ nhóm trưởng để nhiều học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, được hợp tác với tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp. Linh hoạt điều chỉnh nhịp độ học tập theo từng đối tượng học sinh, phân loại và kèm cặp các đối tượng học sinh một cách chủ động.

– Lựa chọn đội ngũ nhóm trưởng:

Hoạt động nhóm mỗi học sinh  đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời và trình bày ý kiến. Nên tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên để tiết học thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng.

Vào đầu năm học giáo viên nên quan sát, chọn những học sinh mạnh dạn, có khả năng giao tiếp tốt, có năng lực trong học tập hoặc những em có khả năng tổ chức, quản lý tốt làm nhóm trưởng trước. Tổ chức hướng dẫn cho các em cách thức điều hành nhóm. Khi các em đã làm được tốt thì các em hướng dẫn các bạn trong nhóm hoặc làm mẫu cho bạn để từ đó các em luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Trường hợp  đặc biệt, có thể cho sinh làm nhóm trưởng theo môn  học mà học sinh yêu thích, hoặc theo chủ đề bài học, không nên bỏ quên bất kì một học sinh nào làm nhóm trưởng.a

Đối với học sinh khối lớp 2 mới làm quen học nhóm, các cô giáo đóng vai nhóm trưởng và được thực hiện điều hành mẫu. Sau đó học sinh áp dụng trong những tiết tiếp theo. Bản thân giáo viên cần có tinh thần huấn luyện đội ngũ nhóm trưởng trong từng tiết học thông qua việc bao quát nhóm và hướng dẫn các nhóm hoạt động hiệu quả.

– Huấn luyện đội ngũ nhóm trưởng:

Nhóm trưởng muốn điều hành tốt hoạt động nhóm thì phải hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ: Nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động của nhóm, thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động, xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng phải huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí, sử dụng thời gian hiệu quả; biết sử dụng, bảo quản tài liệu học tập; biết tổ chức và quản lí nhóm…

                                                                                                                     HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                          Phạm Minh Tâm